Solubilizer - Chất làm tan trong mỹ phẩm
Solubilizer – “chất làm tan” là nhóm các chất hoạt động bề mặt tan nhiều trong nước nhưng ít tan trong dầu. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ “soluble” có nghĩa là tan trong nước. Công dụng chủ yếu của chúng là hòa tan dầu trong môi trường nước (hydrosol, chiết xuất thảo dược,…). Các phân tử gốc dầu được hòa tan phải có kích thước nhỏ. Dung dịch sau khi pha thường hoàn toàn trong suốt hoặc đục nhẹ.
"Chất hòa tan (solubiliser) được sử dụng để phân tán các chất gốc dầu có kích thước phân tử nhỏ vào nước."
Bạn không thể dùng chất làm tan để hoà tan các chất gốc dầu có phân tử lớn, chẳn hạn như dầu thực vật. Chất làm tan thường được sử dụng để phân tán các nguyên liệu gốc dầu sau:
1. Chất bảo quản gốc dầu (Lipophilic preservatives)

Verstatil TBG (INCI: Triethyl Citrate, Glyceryl Caprylate, Benzoic Acid) là chất bảo quản không tan trong nước, thường được dùng để pha chế thức uống tonics và gel. Sử dụng chất hoà tan phù hợp, Versatil TBG được hòa tan trong nước với các tỷ lệ khác nhau tương ứng với độ trong suốt khác nhau.
2. Tinh dầu và hương nước hoa gốc dầu

Tất cả các loại tinh dầu và một số loại hương nước hoa ít tan hoặc không tan trong nước. Chúng cần một chất hòa tan phù hợp cho các sản phẩm gia dụng như dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm.. và các sản phẩm thực phẩm. Trong ảnh, bạn có thể thấy rằng tinh dầu quýt đã được hòa tan trong nước với các tỷ lệ khác nhau (chi tiết về điều này bên dưới) khi sử chất hoà tan.
3. Các vitamin gốc dầu: A, D, E, K.

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm và mỹ phẩm. Một số loại vitamin có cấu tạo ưa lipid nên rất ít tan trong nước. Trong hình ảnh này, bạn có thể thấy hai ống nghiệm chứa Vitamin E (INCI: Tocopherol) là chất ưa lipid và cần chất hòa tan cho các sản phẩm dạng nước như thuốc bổ và gel. Vitamin E đã được hòa tan trong nước với các tỷ lệ khác nhau (thêm về điều này bên dưới).
3. Chiết xuất CO2

Chiết xuất CO2 siêu tới hạn cho nhiều sản phẩm giá trị mà các phương pháp chiết xuất khác không làm được. Nếu chiết xuất CO2 có nhiều tinh dầu và các phân tử hữu cơ nhẹ thì có thể tan một phần trong nước, trong khi chất chiết xuất CO2 có hàm lượng chất béo trung tính sẽ không tan. Vì vậy, khi thiết kế công thức mỹ phẩm bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu cấu tạo hóa học của sản phẩm chiết xuất CO2 trước khi sử dụng.
Ảnh bên, chiết xuất từ cây hương thảo sử dụng phương pháp CO2 siêu tới hạn không tan trong nước. Sử dụng chất làm tan phù hợp, chiết xuất CO2 từ cây hương thảo được thí nghiệm với các tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ 1: 5 không thành công do vẫn còn dầu nổi trên mặt nước. Tỷ lệ 1:10 cũng chưa hoàn hảo nhưng ít nhất phần chiết xuất không tách rời khỏi nước.
Điều gì xảy ra nếu bạn không sử dụng chất làm tan (solubiliser)?
Nhiều khách hàng có nhu cầu giữ cho sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không muốn sử dụng thêm bất kỳ thành phần không cần thiết nào trong công thức của mình. Với các sản phẩm có cả thành phần ưa dầu và nước, họ thường khuyên người dùng nên lắc mạnh chai trước khi sử dụng để đảm bảo rằng thành phần ưa dầu được phân tán đều khắp sản phẩm.
Tuy nhiên, các phân tử ưa dầu sẽ nhanh chóng bám lại với nhau. Ngay khi người dùng ngưng lắc, phần lớn dầu đã nổi trở lại gần và trên mặt nước. Việc thiếu chất hòa tan không chỉ ảnh hưởng đến hình thức và thẩm mỹ của sản phẩm; nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về chức năng và độ an toàn.
“Nếu bạn không sử dụng chất làm tan (solubilizer), các phân tử gốc dầu sẽ kết nối với nhau rất nhanh kể cả khi bạn đã lắc mạnh.”
Nhiều trường hợp đã được báo cáo về phản ứng mẫn cảm và dị ứng từ những người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm có chứa tinh dầu trong nước mà không có mặt của chất làm tan. Tinh dầu đã không được phân phối đều và phản ứng nhạy cảm với da xảy ra phụ thuộc vào loại tinh dầu, liều lượng và độ nhạy cảm của làm da.
Các nhà sản xuất có thể giảm hàm lượng thành phần ưa dầu trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bảng sau tóm tắt các nguy cơ khi không sử dụng chất làm tan (solubilizer) đúng cách
THÀNH PHẦN | NGUY CƠ QUÁ LIỀU KHI KHÔNG SỬ DỤNG CHẤT LÀM TAN | NGUY CƠ KHÔNG ĐỦ LIỀU KHI KHÔNG SỬ DỤNG CHẤT LÀM TAN |
Chất bảo quản gốc dầu | Việc tiêu thụ quá nhiều chất bảo quản một lúc có thể dẫn đến dị ứng hoặc ngộ độc. | Không đủ lượng chất bảo quản làm cho sản phẩm tăng nguy cơ hỏng hóc, nhiễm vi sinh, độc tố. |
Tinh dầu | Một số loại tinh dầu có thể gây mẫn đỏ, dị ứng trên da nhạy cảm. Trải nghiệm sản phẩm của khách hàng bị ảnh hưởng. | Công dụng của tinh dầu bị hạn chế do hàm lượng thấp. Khả năng ức chế vi sinh của tinh dầu không đảm bảo. |
Chất trích xuất bằng CO2 siêu tới hạn | Nếu thành phần của trích xuất CO2 siêu tới hạn có chứa nhiều tinh dầu thì sẽ có tác dụng phụ như tinh dầu. | Các thành phần trích xuất khó phát huy tác dụng ở liều lượng thấp |
Vitamin ưa dầu | N/A | Quá ít vitamin có thể khiến sản phẩm không đạt được tác dụng mong muốn. |